Sưu tập và bảo quản Ukiyo-e

Các tầng lớp cai trị hạn chế một cách nghiêm ngặt khoảng không cho phép trong khuôn viên nhà cửa của các tầng lớp xã hội thấp hơn; kích thước tương đối nhỏ của các tác phẩm ukiyo-e tỏ ra lý tưởng để treo trong những ngôi nhà này.[222] Có khá ít ghi chép về những người bảo trợ hội họa ukiyo-e còn lưu trữ được. Họ đã bán với mức giá cao hơn nhiều so với các bản in—nhiều lần lên tới hàng nghìn lần, và do đó phải được mua bởi các thương gia giàu có, có khả năng và có lẽ một số từ tầng lớp samurai.[10] Các bản in ở thời kỳ cuối là những ví dụ còn sót lại nhiều nhất, vì chúng được sản xuất với số lượng lớn nhất trong thế kỷ XIX, và bản in lớn hơn thì ít có cơ hội tồn tại hơn.[223] Ukiyo-e phần lớn liên quan đến Edo, và khách đến Edo thường mua những thứ mà họ gọi là azuma-e[lower-alpha 14] ("hình ảnh về thủ đô phía Đông") làm quà lưu niệm. Các cửa hàng bán chúng có thể chuyên về các sản phẩm như quạt cầm tay, hoặc cung cấp nhiều lựa chọn đa dạng.[189]

Thị trường tranh in ukiyo-e có sự đa dạng cao khi được cung cấp cho một tập hợp công chúng không đồng nhất, từ những người làm việc bán thời gian cho đến các thương gia giàu có.[224] Có ít ghi chép cụ thể được biết đến về tập quán sản xuất và tiêu thụ. Các bản ghi chép chi tiết về Edo được lưu giữ ở một tập hợp rộng những kỹ nữ hạng sang, diễn viên và đô vật sumo, nhưng không còn dấu vết nào của ghi chép liên quan đến ukiyo-e—hoặc thậm chí có lẽ còn tồn tại. Việc xác định những điều cho thấy về nhân khẩu học của thói quen tiêu dùng ukiyo-e đã đòi hỏi phải sử dụng tới các phương tiện gián tiếp.[225]

Việc xác định mức giá mà bản in được bán ra là một thách thức đối với các chuyên gia, khi mà các bản ghi số liệu thô tồn tại rất ít và có nhiều sự khác biệt về chất lượng sản xuất, quy mô,[226] cung và cầu,[227] và các phương pháp, sản phẩm đã trải qua những thay đổi như sự ra đời của kỹ thuật in ấn đầy đủ màu sắc.[228] Cách mà các mức giá đắt đỏ có thể được chấp nhận cũng rất khó để xác định, khi mà điều kiện kinh tế xã hội đã bị biến đổi liên tục trong suốt thời kỳ này.[229] Vào thế kỷ XIX, các bản ghi chép còn tồn tại cho thấy việc buôn bán tranh với mức giá từ thấp nhất vào khoảng 16 mon[230] cho tới tận 100 mon cho các phiên bản sang trọng.[231] Ōkubo Jun'ichi cho rằng giá cả trong khoảng tầm 20 tới dưới 40 mon thường có xu hướng phổ biến đối với các bản in chuẩn.[232] Có một so sánh lỏng lẻo, rằng một bát mì soba vào đầu thế kỷ XIX thường có giá 16 mon.[233]

Các bản in Ukiyo-e rất nhạy cảm với ánh sáng. Phía bên trái hiển thị bản in này vào năm 1989, bên phải hiển thị cùng một bản in này sau khi được trưng bày đến năm 2001.
Utagawa Yoshitaki, thế kỷ XIX

Thuốc nhuộm trong các bản in ukiyo-e dễ bị phai mờ ngay cả khi tiếp xúc với mức ánh sáng nhẹ; điều này khiến cho việc trưng bày lâu dài trở nên khó khả thi. Loại giấy dùng để in sẽ bị hư hỏng khi tiếp xúc với các vật liệu có tính axit, do đó, các hộp lưu trữ, bao đựng, và khung viền phải có độ pH trung tính hoặc kiềm. Các bản in phải được kiểm tra thường xuyên để nhận biết được các vấn đề cần được xử lý, và phải được lưu giữ ở độ ẩm tương đối 70% hoặc ít hơn để ngăn ngừa sự đổi màu bởi tác dụng của nấm mốc.[234]

Giấy và thuốc nhuộm trong tranh ukiyo-e rất nhạy cảm với sự thay đổi độ ẩm và thời tiết theo mùa. Khung viền cần phải có độ mềm dẻo, vì tấm in có thể bị rách dưới sự thay đổi độ ẩm. Trong thời kì Edo, tấm in được đóng khung trên loại giấy có nhiều sợi thớ và được bảo quản bằng cách cuộn vào và đặt trong các hộp gỗ hông trơn, rồi tiếp tục đặt trong một hộp gỗ sơn mài khác.[235] Trong các thiết lập của bảo tàng, thời gian trưng bày phải được giới hạn để tránh sự xuống cấp do tiếp xúc với ánh sáng và ô nhiễm môi trường. Động tác cuộn giấy lại là nguyên nhân gây nên các độ lõm của giấy, và việc cuộn đi cuộn lại các bức tranh gây ra các nếp gấp.[236] Độ ẩm tương đối lý tưởng cho cuộn tranh nên được giữ từ 50% tới 60%; sự giòn và nứt nẻ sẽ xảy ra khi độ ẩm xuống dưới mức độ này.[237]

Bởi vì các bản in ukiyo-e được sản xuất hàng loạt, việc sưu tập chúng thể hiện một sự cân nhắc khác biệt so với sưu tập các loại tranh khác. Có nhiều sự khác biệt trong điều kiện, độ hiếm, chi phí và chất lượng của các bản in còn sót lại. Các bản in có thể có vết bẩn, bị ố, bị mối mọt gặm, bị rách, bị nhăn hoặc gấp mép, màu sắc có thể đã bị mờ hoặc có thể đã được chỉnh sửa lại. Thợ khắc có thể đã thay đổi màu sắc hoặc bố cục của bản in mà đã từng trải qua nhiều phiên bản. Khi cắt giấy sau khi in, giấy có thể đã được tỉa vào bên trong lề.[238] Các giá trị của bản in phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm danh tiếng của nghệ sĩ, điều kiện in, độ hiếm, và liệu đó có phải là bản in ban đầu—thậm chí các bản in chất lượng cao về sau cũng sẽ đạt được một phần giá trị của bản gốc.[239] Tính tới năm 2016, mức giá kỷ lục cho một bản in ukiyo-e được bán đấu giá là €745,000 cho Fukaku Shinobu Koi (k. 1793–94) của Utamaro.[240]

Các bản in ukiyo-e thường trải qua nhiều phiên bản chỉnh sửa, đôi khi có những thay đổi đối với các mộc bản in trong các ấn bản sau này. Các ấn bản được tạo ra từ các mộc bản gỗ khắc lại cũng được lưu hành, chẳng hạn như các bản sao chép hợp pháp sau này, cũng như các ấn bản vi phạm bản quyền và các tranh giả khác.[241] Takamizawa Enji (1870–1927), một nhà sản xuất bản sao ukiyo-e, đã phát triển một phương pháp khắc lại các mộc bản để in lớp màu mới lên trên các bản gốc bị phai mờ, qua đó ông đã sử dụng tro thuốc lá để làm cho lớp mực mới trông có vẻ cũ hơn. Những bản in được làm mới này được ông bán lại như những tranh in gốc.[242] Trong số những nhà sưu tập bị lừa đảo phải kể đến kiến trúc sư người Mỹ Frank Lloyd Wright, người đã mang 1.500 bản in của Takamizawa từ Nhật Bản về Mỹ, một số tranh trong số đó đã được ông bán đi trước khi sự thật bị phát hiện.[243]

Các nghệ sĩ ukiyo-e được nhắc tới theo kiểu Nhật Bản, họ trước tên cá nhân, và các nghệ sĩ nổi tiếng như Utamaro và Hokusai được nhắc tới chỉ bằng tên riêng.[244] Các đại lý thường nhắc tới các bản in ukiyo-e bằng tên kích thước tiêu chuẩn, thường là khổ aiban (34,5 nhân 22,5 xentimét (13,6 in × 8,9 in)), khổ chūban (22,5 nhân 19 xentimét (8,9 in × 7,5 in)), và khổ ōban (38 nhân 23 xentimét (15,0 in × 9,1 in))[202]—các kích thước có độ chính xác khác nhau, và giấy thường được tỉa sau khi.[245]

Toà nhà Bảo tàng Ukiyo-e Nhật Bản

Nhiều trong số những bộ sưu tập ukiyo-e chất lượng cao nhất nằm bên ngoài Nhật Bản.[246] Các ví dụ có thể nhắc tới bộ sưu tập của Thư viện Quốc gia Pháp vào nửa đầu thế kỷ XIX. Bảo tàng Anh bắt đầu một bộ sưu tập vào năm 1860[247] vào cuối thế kỷ XX đã đạt tới con số 70.000 bản tranh.[248] Bộ sưu tập lớn nhất, vượt trội với 100.000 bản tranh, nằm trong Bảo tàng Mỹ thuật Boston,[246] bắt nguồn khi Ernest Fenollosa quyên tặng bộ sưu tập của ông vào năm 1912.[249] Triển lãm đầu tiên ở Nhật Bản về các bản in ukiyo-e có lẽ là do Matsukata Kōjirō tổ chức vào năm 1925, người đã thu thập bộ sưu tập của ông ở Paris trong suốt Chiến tranh thế giới thứ nhất và sau đó đã tặng nó cho Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại Quốc gia Tokyo.[250] Bộ sưu tập ukiyo-e lớn nhất Nhật Bản là 100.000 bản tranh nằm trong Bảo tàng Ukiyo-e Nhật Bản ở thành phố Nagano.[251]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Ukiyo-e http://www.questia.com/library/61640044/masters-of... http://www.questia.com/library/7931253/japanese-ma... http://libx.bsu.edu/utils/getfile/collection/BSMng... http://catalogue.bnf.fr/ark:/12148/cb119397415 http://data.bnf.fr/ark:/12148/cb119397415 http://id.loc.gov/authorities/subjects/sh85139330 http://d-nb.info/gnd/4186686-1 http://www.japantimes.co.jp/news/2016/06/23/nation... http://id.ndl.go.jp/auth/ndlna/00573979 http://viewingjapaneseprints.net/texts/topictexts/...